Đối với người mắc tiểu đường tuýp 2, nhất là người mới mắc hoặc có đường huyết chưa ổn định, việc theo dõi đường huyết thường xuyên là một giải pháp đóng vai trò hết sức quan trọng giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm nhẹ biến chứng.
Để việc theo dõi trở nên dễ dàng hơn, máy đo đường huyết lấy máu thường là lựa chọn thông dụng của người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng máy đo đường huyết kém chất lượng tràn lan đã làm dấy lên lo ngại cho nhiều người.
Nếu bạn cũng có chung một trăn trở về máy đo đường huyết, hãy cùng tìm hiểu những “bí kíp” chọn lựa một sản phẩm chất lượng, an toàn sau đây.
Tiêu chuẩn chất lượng là yếu tố tiên quyết cần kiểm tra
ISO 15197:2013 (hay EN ISO 15197:2015) là tiêu chuẩn “cơ bản” được đặt ra để đảm bảo chất lượng của máy đo đường huyết. Một máy đo đạt được chứng nhận này sẽ đảm bảo kết quả đo đường huyết có độ chính xác từ 95% trở lên.
Trên thực tế, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết máy đo mình mua có đạt tiêu chuẩn này hay không bằng cách tra cứu ký hiệu ISO 15197:2013 (hay EN ISO 15197:2015) trên phần thông tin hướng dẫn sử dụng hoặc bảng tiêu chuẩn kỹ thuật kèm theo sản phẩm.
Về mặt khoa học, việc đo đường huyết thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như nồng độ oxy trong máu, các gốc đường khác trong cơ thể, khoảng nồng độ tế bào máu (hay khoảng hematocrit) của mẫu máu cần đo,… Đây thường là những yếu tố tạo ra sự sai lệch về kết quả mà người bệnh thường không nhận ra.
Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày một nâng cao của người dân, các sản phẩm máy đo đường huyết đã được cải tiến rất nhiều về mặt công nghệ sao cho hạn chế tối đa khả năng sai số. Do vậy, người bệnh nên lựa chọn dòng máy sử dụng công nghệ thế hệ mới để đảm bảo độ chính xác cao hơn.
Một mẹo giúp bạn nhanh chóng nhận biết loại máy mình đang dùng là công nghệ mới hay cũ là hãy nhìn vào phức hợp enzym được sử dụng (xem phần thông số kỹ thuật của sản phẩm).
Theo tiêu chuẩn chất lượng dành cho máy đo đường huyết (ISO 15197:2013) và khuyến cáo của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), các dòng máy sử dụng enzym thế hệ mới (như GDH-FAD) sẽ đảm bảo độ chính xác cao hơn. Bên cạnh đó, với các dòng máy đo sử dụng công nghệ enzym cũ như GOD (glucose oxidase) cũng đã được Bộ Y tế khuyến cáo là không nên sử dụng vì có khả năng gây sai lệch kết quả.
Một yếu tố quan trọng khác cũng phản ánh sự tiên tiến trong công nghệ máy đo đó là khoảng nồng độ tế bào máu (hay khoảng hematocrit) cho phép (xem phần thông số kỹ thuật của sản phẩm).
Ở người bình thường, tỷ lệ hematocrit dao động từ 40 đến 54% (với nam) và là 36 đến 48% (đối với phụ nữ). Tuy nhiên, ở người mắc bệnh thận, tim, phổi, phụ nữ có thai, nồng độ tế bào máu có thể sẽ thay đổi bất thường ngoài khoảng đã nêu trên, gây ra sai số khi đo.
Để khắc phục tình trạng trên, bí quyết mà người bệnh nên áp dụng là hãy lựa chọn dòng máy có thể đo được trong khoảng nồng độ hematocrit rộng hơn, từ đó bao phủ những tình huống đặc biệt làm nồng độ tế bào máu biến động hơn bình thường, góp phần giảm thiểu khả năng sai lệch kết quả.
Nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm là tiêu chí cuối cùng cần cân nhắc trước khi “chốt đơn”
Đây thường yếu tố tạo nên niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu nói chung, đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Theo đó, một sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ những quốc gia có nền y tế phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… sẽ được ưu tiên lựa chọn là những sản phẩm an toàn hơn cho bệnh nhân tiểu đường.
Bên cạnh đó, khoảng nồng độ tế bào máu cho phép của sản phẩm cũng đã được cải tiến lên mức 15-65% (cao hơn khoảng bình thường từ 36-54%) nhằm bao phủ khả năng sai số ở những người có nồng độ tế bào máu bất thường.
Theo đó, chỉ lượng máu rất nhỏ (0,4 µL) với thời gian nhanh chóng (5 giây), người bệnh đã có thể thu được kết quả đo có độ chính xác đến hơn 99%, vượt tiêu chuẩn châu u (EN ISO 15197:2015).
Đối với việc theo dõi sức khỏe bản thân, người tiểu đường cần tìm hiểu thông tin và tích lũy cho mình những kiến thức bổ ích để có thể tự tin lựa chọn một chiếc máy đo đường huyết chính xác “đúng chuẩn”.
Việc lựa chọn máy đo dựa theo các tiêu chí này sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc chăm sóc và theo dõi sức khỏe đường huyết của mình và người thân.